Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Creepypasta: Băng trò chơi bị ám [18+]

Tiếp tục với chủ đề creepypasta, trong phần này chúng ta sẽ đến với câu chuyện như đã nói ở kì trước, có liên quan tới tựa game The Legend of Zelda: Majora’s Mask của Nintendo, dịch từ Creepypasta Wiki. Do tính chất của creepypasta này có phần tương đối ghê rợn (tất nhiên còn tùy đối tượng) nên khuyến cáo bạn đọc cân nhắc trước khi xem cũng như tiêu đề ở ngoài đã ghi rõ dành cho người trên 18 tuổi.
Haunted Majora’s Mask hay còn được biết đến với cái tên “Ben Drowned” bắt đầu xuất hiện vào ngày 7/9/2010 trên trang chia sẻ 4chan, đăng tải bởi người dùng có nickname “Jadusable”. Câu chuyện được kể lại theo từng phần qua lời tự thuật của tác giả, kể lại quá trình anh ta chơi tựa game Majora’s Mask mua lại được từ một người bán đồ cũ. Sau đây là phần đầu tiên được Jadusable upload ngày 7/9, nhưng trong khuôn khổ bài viết này chỉ dịch lại một nửa bởi phần nguyên gốc rất dài.
Post #1 – ngày 7 tháng 9 năm 2010
Trước hết xin nói rằng câu chuyện tôi sắp kể sau đây không hề được sao chép từ đâu cả, nó cũng rất dài nhưng tôi cảm thấy sự an toàn của mình phụ thuộc vào điều này. Liên quan tới một trò chơi điện tử, cụ thể là tựa game Majora’s Mask, và cả đời tôi chưa từng trải qua chuyện gì ghê rợn đến như vậy.
Trở lại với chủ đề chính, gần đây tôi vừa dọn đến ở trong khu kí túc xá trong trường để bắt đầu bước vào năm thứ 2 đại học, và một người bạn đã cho tôi mượn chiếc máy Nintendo 64 cũ của anh ta để giải khuây. Phải nói là tôi thực sự rất hào hứng bởi ý nghĩ được quay lại với những trò chơi từ thời thơ ấu mà đã ít nhất 10 năm chưa hề động tới thật hấp dẫn. Máy đi kèm với chiếc tay cầm màu vàng và một băng Super Smash Bros đã cũ mèm. Mặc dù chấp nhận việc ăn xin thì không thể đòi hỏi, nhưng chẳng bao lâu tôi đã cảm thấy nhàm chán với việc hành hạ CPU LV9.
Creepypasta: Băng trò chơi bị ám [18+] - Kì I 1
(Hình minh họa).

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Hướng Dẫn Bắt Quân Và Chiếu Tướng

Bắt Quân
  • Khi một quân đi tới một giao điểm khác đã có quân đối phương đứng thì được quyền bắt quân đó, đồng thời chiếm giữ vị trí quân bị bắt.
  • Không được bắt quân bên mình. Được phép cho đối phương bắt đầu quân mình hay chủ động hiến quân mình cho đối phương, trừ Tướng (Soái).
  • Quân bị bắt phải bị loại và bị nhấc ra khỏi bàn cờ.

Hướng Dẫn Đi Quân Cờ

  • Quân cờ được xếp tại các giao điểm và di chuyển từ giao điểm này sang giao điểm khác theo đúng quy định cho từng loại quân.
  • Nước đi dầu tiên của ván cờ thuộc bên Trắng, sau đó đến bên Đen và luân phiên thứ tự đó cho đến khi kết thúc ván cờ.

    • Mỗi nước đi, mỗi bên chỉ được di chuyển một quân đúng theo quy định.
    • Nếu đấu trực tiếp một ván thì phải bốc thăm chọn người đi trước. Nếu đấu hai hoặc nhiều ván thì bốc thăm quyết định người đi trước ván đầu, sau đó thay phiên nhau cầm quân Trắng, Đen. Thi đấu theo hệ vòng tròn, mỗi ván căn cứ vào số (còn lại là mã số, ấn định cho mỗi đấu thủ trước khi bắt thăm) cảu đấu thủ trong bảng để xác định ai là người được đi trước.


Thi đấu theo hệ Thụy Sĩ thì mỗi vòng đấu đều phải sắp xếp lại theo nhóm điểm, màu quân và bốc thăm theo quy định (xem chương VI)

  • Cách đi từng loại quân quy định như sau.

    • Tướng (hay Soái): mỗi nước được đi một bước ngang dọc tùy ý nhưng chỉ trong cung Tướng. Hai Tướng (Soái) không được đối mặt nhau trực tiếp trên cùng một đường thẳng. Nếu đối mặt, bắt buộc phải có quân cảu bất kỳ bên nào đứng che mặt.
    • : Mỗi nước đi từng bước một theo đường chéo trong cung Tướng.
    • Tượng: Mỗi nước đi chéo hai bước tại trận địa bên mình, không được qua sông. Nếu ở giữa đường chéo đó có quân khác đứng thì quân Tượng bị cản, không đi được (xem hình)



      Minh họa nước cản tượng : Tượng trắng bị tướng trắng cản nên không
      thể đi đến điểm 4 mà chỉ có thể đi đến vị trí 1,2,3
    • Xe: Mỗi nước được đi dọc hoặc đi ngang, không hạn chế số bước đi nếu không có quân khác đứng cản đường.
    • : Đi theo đường chéo hình chữ nhật của hai ô vuông liền nhau. Nếu ở giao điểm liền kề bước thẳng dọc ngang có một quân khác đứng thì Mã bị cản, không đi được (Như hình)



      Minh họa nước cản mã : Mã đen bị tướng trắng cản nên không thể
      đi đến vị trí 3,4, chỉ có thể đến vị trí 1,2,5,6,7,8
    • Pháo: Khi không bắt quân, mỗi nước đi ngang, dọc giống Xe; khi bắt quân đối phương thì trên đường đi giữa Pháo và quân bị bắt buộc phải có một quân khác bất kỳ đứng làm “ngòi”. Pháo không có ngòi hay có hai ngòi trở lên thì không được quyền bắt quân đối phương.
    • Tốt (Binh): Mỗi nước đi một bước. Khi chưa qua sông Tốt chỉ được tiến. Khi Tốt đã qua sông được quyền đi tiến và đi ngang, không được phép lùi.

BÀN CỜ VÀ QUÂN CỜ

1. Bàn cờ:

- Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc10 đường ngang cắt vuông góc tạ 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông so 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ 2 đường chéo xuyên qua ( Như hình ).

Các Câu Đối Thơ Về Cờ Tướng

  • Câu đối:
Trải Hạ Thu Đông gặp tiết Xuân về càng phấn chấnSo Cầm Thi Họa thêm bàn Cờ nữa mới thanh cao.Tiểu liệt, Đại liệt giao tranh kịch liệtBình xa, Hoành xa chiến lược cao xa.

Cờ Người

Đoàn “Cờ người” trước khi bước vào trận đấu. Người đứng đầu tiên là Tướng Bà, sau đó là 1 quân Tốt, tiếp theo là 2 quân Sỹ…

Trong các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, cờ người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ. Thông thường, nơi diễn ra trận cờ người là sân đình của làng. Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng được phục trang như sau: đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.

Luật Chơi Cờ Tướng Nâng Cao

Để cho ván cờ được công bằng, một số nước đi bị hạn chế. Trong khi đánh cờ ,hạn chế không cho phép bất cứ bên nào đuổi một quân cờ của đối phương liên tục bằng một hoặc nhiều quân của mình. Tùy theo quân bị đuổi là tướng hay không, những nước đuổi đó gọi là chiếu dai hay đuổi dai.
Từ vựng: Để cho luật được chính xác, những từ sau được định nghĩ một cách chính xác: